Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) sáng ngày 18/7, tại Hà Nội. Chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và các Thứ trưởng Bộ TN&MT: Chu Phạm Ngọc Hiển, Nguyễn Linh Ngọc, Võ Tuấn Nhân. Tham dự Hội nghị có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Lãnh đạo Bộ TN&MT chủ trì Hội nghị
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về TN&MT
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, bước vào năm 2016, tình hình đất nước có những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến ngành TN&MT. Quán triệt chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành TN&MT đã cụ thể hóa, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp; hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công.
Công tác quản lý nhà nước về TN&MT trên tất cả các lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về TN&MT tiếp tục được hoàn thiện, bám sát yêu cầu thực tiễn, cải cách hành chính, công khai, minh bạch, phát huy nguồn lực TN&MT; tổ chức bộ máy của ngành được quan tâm kiện toàn; công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến rõ rệt; những vướng mắc từ thực tiễn ở địa phương trong quá trình thực thi pháp luật từng bước được tháo gỡ; nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống người dân và môi trường hoạt động của doanh nghiệp đã được tập trung giải quyết kịp thời.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc tại Hội nghị.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý TN&MT như tiến độ xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật còn chậm; một số quy định chưa theo kịp thực tiễn, chưa bắt kịp cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập; mạng lưới cơ sở quan trắc, dự báo chưa hợp lý, trang thiết bị còn lạc hậu; việc thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra chưa trở thành công cụ sắc bén để nâng cao hiệu lực hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật… Đây là những trở lực khiến bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
“Do đó, tôi đề nghị Thủ trưởng các đơn vị, từ thực tiễn công tác quản lý, thảo luận, đóng góp những ý kiến cụ thể về các vấn đề trọng tâm, làm rõ các tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII; giải quyết tốt, hài hòa giữa vấn đề quản lý, bảo vệ TN&MT cho phát triển bền vững với tăng trưởng nhanh kinh tế – xã hội” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển báo cáo tóm tắt kết quả công tác ngành TN&MT 6 tháng đầu năm và kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016
Báo cáo tóm tắt kết quả đạt được của ngành TN&MT trong 6 tháng qua, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, năm 2016, cùng với việc tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về TN&MT, Bộ TN&MT đã tập trung chỉ đạo tăng cường hiệu lực hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; đối mới trong công tác điều hành, tác phong, lề lối làm việc với phương châm hướng về địa phương cơ sở, phục vụ người dân.
Bộ đã xây dựng, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền 11 Thông tư; 07 Thông tư liên tịch. Các văn bản quy phạm pháp luật về TN&MT được ban hành bám sát yêu cầu của thực tiễn; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công khai, minh bạch; phát huy nguồn lực TN&MT cho phát triển KT-XH.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết vụ việc tồn đọng, kéo dài được tăng cường. Toàn ngành đã tiến hành 1.038 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hơn 3.000 tổ chức, cá nhân; đã xử phạt vi phạm hành chính 600 tổ chức với số tiền hơn 35,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 3.160 ha đất; tiếp nhận, phân loại và xử lý gần 6.000 lượt đơn khiếu nại, tố cáo. Bộ đã thẩm tra, xác minh 15/21 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao; 20/30 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ; tiếp 2.848 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo.
Đồng thời, Bộ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách TTHC. Bộ tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017 và Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân, doanh nghiệp. Bộ đã thiết lập 2 đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tình trạng vi phạm pháp luật về TN&MT, vi phạm pháp luật về đất đai và nhũng nhiễu trong quá trình cấp GCN; lập tổ công tác kiểm tra giải quyết các phản ánh của người dân, doanh nghiệp. Bộ đã đi đầu trong việc chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) đối với các Tổng cục, các Cục; điểm trung bình đã tăng từ 74,93/100 điểm (2013) lên 81,59/100 điểm (2015).
Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của ngành tiếp tục được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương; công tác kế hoạch, tài chính và đầu tư phát triển được thực hiện đúng kế hoạch, mục tiêu đề ra; công tác khoa học và công nghệ tiếp tục được đổi mới theo hướng gắn nghiên cứu với yêu cầu thực tiễn của ngành; hợp tác, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh trong các lĩnh vực của Bộ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn, nhìn nhận một số vấn đề còn hạn chế, tồn tại và đề xuất, kiến nghị các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới như: rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thể chế hóa phù hợp với những nội dung đổi mới của Nghị quyết Đại hội XII, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và hội nhập; đẩy mạnh cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến đối với các lĩnh vực TN&MT, xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng minh bạch, thân thiện, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn; tăng cường đầu tư công tác điều tra cơ bản trong các lĩnh vực khoáng sản, biển và hải đảo…; đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa hệ thống quan trắc TN&MT; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đảm bảo tính liên kết, liên vùng, đồng bộ tích hợp vấn đề BĐKH để phát huy được nguồn lực TN&MT cho phát triển đất nước; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực TN&MT, bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm….
Cần giải quyết tốt bài toán quản lý TN&MT phục vụ phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhanh
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao các kết quả mà Bộ TN&MT đạt được trong hoàn thiện chính sách, pháp luật ngành TN&MT, tạo hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ TN&MT cũng đã nỗ lực tập trung giải quyết các vấn đề nóng, cấp bách; đặc biệt, Bộ đã chủ động, tham gia tích cực giải quyết sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại ven biển 4 tỉnh miền Trung; đã tìm ra và buộc thủ phạm phải nhận sai phạm, đền bù và hỗ trợ cho người dân vùng bị ảnh hưởng và cam kết thực hiện phục hồi môi trường biển.
Phó Thủ tướng cho rằng, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phấn đấu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thoát khỏi nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh, đất nước đang phát triển chưa bền vững với hệ thống hạ tầng, trình độ công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực thấp, nhân công giá rẻ, năng suất chưa cao; chất lượng môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều công nghệ, máy móc lạc hậu không đảm bảo yêu cầu môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
“Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng có vai trò, ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, phát triển bền vững đất nước. Đó là thách thức lớn đối với tất cả các nước trên thế giới, nhất là với Việt Nam khi tài nguyên phải khai thác để phục vụ phát triển, môi trường sống phải chịu áp lực lớn do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đây là mâu thuẫn lớn mà đất nước phải giải quyết để có thể phát triển nhanh và bền vững” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Vì vậy, với nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TN&MT tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm nhằm tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu như sau:
Một là, rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật ngành TN&MT theo định hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục sự chồng chéo; tập trung cải cách hành chính, cải cách TTHC, xây dựng Chính phủ hiện đại, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển.
Hai là, rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm tái cấu trúc các ngành kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; trong đó, Bộ TN&MT phải đi đầu trong các lĩnh vực như điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng kịch bản nước biển dâng; quy hoạch tài nguyên nước… làm nền tảng cho các ngành, các cấp xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, tăng cường an ninh nguồn nước, xây dựng cơ chế chính sách tiết kiệm nước; xây dựng chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước để kiểm soát khai thác sử dụng nước trên các dòng sông; trong đó, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý hoạt động thủy điện và an toàn hồ chứa để đảm bảo nước cho hạ lưu, ổn định đời sống người dân và bảo vệ hệ sinh thái của các dòng sông.
Bốn là, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ có xả thải ra môi trường, từ khâu lập đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đến khi công trình hoạt động, chỉ cấp phép khi có chất thải được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam; xử lư nghiêm vi phạm về bảo vệ môi trường; trước mắt, Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ, ngành và các nhà khoa học, chuyên gia để giám sát thực hiện cam kết của Công ty Formosa Hà Tĩnh, đánh giá và công bố an toàn môi trường biển để người dân sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất.
Năm là, tập trung rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hàng rào kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ các thiết bị nhập khẩu vào Việt Nam, không nhập các công nghệ lạc hậu tránh để Việt Nam trở thành bãi thải công nghiệp thế giới; các công nghệ phải theo hướng tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí nhà kính, phục vụ phát triển bền vững.
Sáu là, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; đổi mới phương thức truyền thông, thông tin để người dân tiếp cận thông tin dự báo sớm; xây dựng hạ tầng không gian dữ liệu địa lý quốc gia, nâng cao hiệu quả công tác viễn thám; tổ chức thi hành và hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Bảy là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vấn đề bức xúc trong lĩnh vực đất đai; xử lý các khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai; xử lý nghiêm các hoạt động khai thác trái phép khoáng sản và các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Tám là, rà soát lại các dự án lớn có xả thải ra sông, biển và các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, từ khâu đánh giá tác động môi trường để chuẩn bị đầu tư đến vận hành dự án để kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật; có kế hoạch đầu tư hệ thống quan trắc môi trường ở các điểm xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao có nối mạng tới các Sở TN&MT các địa phương để kiểm soát thường xuyên sau khi xử lý.
Chín là, có các giải pháp nâng cao tiềm lực ngành TN&MT như đầu tư thiết bị công nghệ cao; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý điều hành; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ khoa học công nghệ trình độ cao…
Mười là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TN&MT, nhất là trong ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và để thực hiện các nhiệm vụ như tìm kiếm, điều tra khoáng sản sâu trong đất liền và ngoài biển; hợp tác dự báo, cảnh báo sớm và xử lý sự cố thiên tai; bảo vệ nguồn nước xuyên biên giới…
Đối với các đề xuất, kiến nghị cụ thể của Bộ, Phó Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp và bố trí các buổi làm việc chuyên đề có sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
“Tôi mong với những thành tích đã đạt được, với sự nỗ lực, cố gắng, trách nhiệm, tâm huyết và bản lĩnh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và toàn thể công chức, viên chức, ngành TN&MT sẽ tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thay mặt lãnh đạo Bộ TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trân trọng cảm ơn Đảng, Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo sát sao và kịp thời, đặc biệt là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã luôn động viên, chỉ đạo kịp thời giải quyết các vấn đề nóng của Bộ và ngành TN&MT. Bộ TN&MT mong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Chính phủ để ngành TN&MT ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Phó Thủ tướng đã phân tích, chỉ ra những tồn tại, hạn chế từ vĩ mô như chính sách, pháp luật đến cụ thể từng lĩnh vực; đến cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương trong quản lý TN&MT.
“Các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng cũng là những nhiệm vụ Chính phủ giao cho ngành ở tầm vĩ mô, là tầm nhìn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn đến bảo đảm sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; nâng cao tiềm lực của ngành,… Đây là những nhiệm vụ cấp bách và dài hạn đối với Bộ và ngành TN&MT nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường; hài hòa mối quan hệ trong chuyển đổi các mô hình tăng trưởng, khơi thông nguồn lực cho phát triển,…” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Bộ TN&MT sẽ nghiêm túc, rút kinh nghiệm và những chỉ đạo của Phó Thủ tướng sẽ được đưa vào Chương trình hành động của Bộ TN&MT; sẽ cụ thể hóa đối với từng lĩnh vực trong triển khai các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 và những năm tiếp theo, để phát triển ngành TN&MT mạnh mẽ hơn nữa, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững đất nước.
@@@
Công ty Chúng tôi là một đơn vị chuyên thực hiện những loại hình dịch vụ sau:– Đo đạc bản đồ hiện trạng Nhà – Đất
– Đo đạc bản đồ hiện trạng Cao Độ
– Đo đạc phục vụ công tác đền bù giải tỏa
– Đo đạc phục vụ giải quyết tranh chấp và các công trình đo tuyến
– Đo đạc định vị ranh đất
– Hợp thức hóa – Tách thửa Nhà ở, Đất ở
– Thủ tục mua bán – Công Chứng trước bạ
– Hóa Giá nhà – Định giá – Thế chấp
– Xin phép Xây Dựng- Hoàn công
– Nhận ký gửi, mua bán nhà đất.
Theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu khảo sát đo đạc và xây dựng của tổ chức, cơ quan, đơn vị và hộ gia đình cá nhân cùng tăng theo. Với cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên giỏi có chuyên môn, trách nhiệm, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, sẵn sàng đáp ứng theo nhu cầu nghề của Quý Doanh Nghiệp cũng như hộ gia đình, cá nhân.
Chúng tôi tin tưởng rằng, với dịch vụ cung cấp hiệu quả, sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của quý vị.
Với phương châm kinh doanh trong nghề “Chính xác, hiệu quả và cạnh tranh”.
Văn Phòng công ty mong sớm nhận được hồi âm của Quý vị và rất mong được sự hợp tác. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ văn phòng : 590 Lê Văn Lương – xã Phước Kiển – huyện Nhà Bè – TP.HCM.
Tel: 0822 29 77 59 ; DĐ : 0908 098 200 ; Fax 083 7815 900
Email: phucthanhcsc@gmail.com
Web: phucthanhcsc.com
Thông tin khác
-
TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU CẤP CỨU 2020
Là công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, vấn đề an toàn lao động luôn là ưu tiên hàng đầu của QPIC. Ngày 08/07/2020, QPIC đã phối hợp cùng Phòng Khám Đa Khoa Hoàng Khang tổ chức buổi tập huấn kiến thức về Sơ Cấp Cứu khi đối mặt với các tình huống khẩn cấp cho đội ngũ Ban Chỉ huy Công trường COSMO City II. -
Nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020
Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 71/2018/QH14 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
-
Hàng ngàn hécta diện tích chứa nước tại TPHCM “biến mất”
(SGGP).- Ngày 12-11, tại buổi tọa đàm “Tổng hợp thông tin và đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó ngập nước trên địa bàn TPHCM”,
-
Giá bất động sản tăng nhẹ tại một số khu vực
Mặc dù đang là thời điểm tháng 7 âm lịch, giao dịch bất động sản có vẻ chậm hơn so với các tháng trước nhưng giá bán tại một số khu vực lại có xu hướng tăng nhẹ.
-
Tăng cường vai trò của các Hội trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Trong thời gian qua, các hội, liên hiệp hội, tổng hội, hiệp hội, câu lạc bộ (sau đây gọi chung là Hội) hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TN&MT; đã có những đóng góp tích cực trong phát triển ngành tài nguyên và môi trường
-
Nhật Bản phát hiện khu vực chứa đất hiếm nhiều nhất thế giới
Theo nguồn tin từ Reuters, các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã tìm thấy một lượng lớn khoáng chất hiếm kết tủa trên nền Thái Bình Dương. Loại khoáng chất này đóng vai trò rất quan trọng khâu chế tạo các sản phẩm điện tử và một điều tuyệt vời hơn là chúng có thể được trích xuất dễ dàng.